Kỹ thuật xét nghiệmXét nghiệm chuyên ngành
Xu hướng

Quy trình lấy máu tĩnh mạch làm xét nghiệm bằng bơm kim tiêm

Lấy máu tĩnh mạch là một kỹ thuật cơ bản trong y học để thu thập mẫu máu phục vụ cho các xét nghiệm chẩn đoán. Dưới đây là quy trình chuẩn để thực hiện kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch bằng bơm kim tiêm:

1Kiểm tra y lệnh xét nghiệm và chọn ống đựng máu phù hợp.
2Tập hợp dụng cụ cần thiết:
• Ống lấy máu phù hợp cho từng chỉ định xét nghiệm
• Bơm kim tiêm vô khuẩn, (kích thước phù hợp với tĩnh mạch và nhu cầu lấy mẫu máu, sử dụng loại nhỏ nhất nếu có thể: kim tiêm 20G hoặc 21G cho cẳng tay hoặc 25G cho cổ tay, bàn tay và mắt cá chân)
• Miếng bông thấm dung dịch sát khuẩn dùng 1 lần/Hộp bông cồn 70o + Trụ cắm kìm + Kìm Kelly vô khuẩn
• Bông/miếng gạc vuông khô nhỏ
• Dây garô
• Găng tay sạch dùng 1 lần
• Phương tiện phòng hộ cá nhân nếu được chỉ định
• Bút ghi CD/nhãn dán phù hợp cho các mẫu bệnh phẩm, tùy theo chính sách và quy định cơ sở
• Hồ sơ bệnh án điện tử/Hồ sơ bệnh án giấy.
3Nhận biết các mục đích của việc lấy máu làm xét nghiệm.
4Mang dụng cụ cần thiết đến bên giường bệnh hoặc bàn trên giường bệnh, vị trí thuận tiện.
5Thực hiện vệ sinh tay. Mang phương tiện phòng hộ nếu được chỉ định.
6Nhận định NB theo 2 bước.
7Giải thích quy trình kỹ thuật. Cho phép NB có thời gian để đặt câu hỏi và nói rõ những lo ngại về kỹ thuật đâm kim vào tĩnh mạch.
8Kiểm tra nhãn ghi trên lọ đựng bệnh phẩm với vòng đeo tay nhận diện của NB. Ghi/dán nhãn bao gồm tên, tuổi, mã số NB, giới tính NB; khoa điều trị; thời gian lấy máu, cách thức lấy, nhận dạng người lấy mẫu máu và bất cứ thông tin khác được yêu cầu bởi từng cơ sở.
9Kéo rèm xung quanh giường bệnh và đóng cửa phòng nếu có. Cung cấp đủ ánh sáng. Nên sử dụng ánh sáng nhân tạo. Đặt thùng đựng chất thải ở trong tầm với.
10Hỗ trợ NB ở tư thế thoải mái, ngồi/nằm. Nếu NB đang nằm trên giường, nâng giường lên chiều cao thực hiện thoải máu, thường cao ngang khuỷu tay Điều dưỡng (VHACEOSH, 2016).
11Vệ sinh tay.
12Chuẩn bị bơm kim tiêm: xé dọc 1/3 vỏ bơm tiêm, thử kim trong bao.
13Lựa chọn vị trí đâm kim phù hợp. Hỗ trợ NB tư thế phù hợp để chọn vị trí đâm kim. Xác định vị trí đâm kim ưa thích của NB để thực hiện quy trình dựa trên kinh nghiệm trước đây của họ. Bộc lộ cánh tay, đỡ cánh tay ở vị trí dang rộng trên mặt phẳng chắc chắn, như mặt bàn. Đặt gối kê dưới vùng tiêm (nếu cần). Vị trí ĐD cùng hướng với vị trí đâm kim NB được chọn.
14Vệ sinh tay. Mang găng tay sạch.
15Đặt dây garô trên vị trí đâm kim (5 – 10cm) áp lực vừa đủ để cản trở dòng máu tĩnh mạch nhưng không cản trở lưu lượng máu động mạch và làm phồng tĩnh mạch lên. Hướng các đầu của dây garô ra khỏi vị trí đâm kim.
16Sát khuẩn da NB tại vị trí được chọn đâm kim bằng bông thấm dung dịch sát khuẩn theo hình xoắn ốc, đủ mạnh từ trong ra ngoài khỏi vị trí tiêm 5cm, vòng sau không đè lên vòng trước (tối thiểu 3 lần cho đến khi sạch). Để da khô.
17Chuẩn bị 1 miếng bông/gạc vuông khô để vị trí thuận tiện, đảm bảo vô khuẩn.
18Chỉnh mũi vát cùng hướng mặt số bơm tiêm.
19Tháo nắp kim bằng tay không thuận bằng cách kéo thẳng ra.
20Dùng ngón cái hoặc ngón trỏ bàn tay không thuận đè và kéo da theo chiều dọc khoảng 5cm bên dưới vị trí được xác định tiêm (Van Leeuwen & Bladh, 2017). Tránh chạm vào vị trí đã được sát khuẩn. Yêu cầu NB nằm yên trong khi tiêm tĩnh mạch. Thông báo NB rằng họ sẽ cảm thấy như bị kim châm.
21Cầm bơm tiêm bằng tay thuận. Mũi vát hướng lên trên.
22Đâm kim nhanh và nhẹ nhàng vào tĩnh mạch một góc 30o, sau đó hạ dần thấp xuống 15o so với mặt da (Van Leeuwen & Bladh, 2017), đâm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc từ một bên của tĩnh mạch. Đồng thời, quan sát hướng đi của tĩnh mạch, đâm kim tiếp theo đường đi tĩnh mạch. Có thể cảm nhận được cảm giác kim luồn vào khi kim đi vào tĩnh mạch.
23Máu tĩnh mạch sẽ trào ra đốc kim; cố định kim tiêm bằng tay không thuận. Đưa tay thuận xuống đuôi pít tông và rút máu từ từ, kéo pít tông bơm tiêm nhẹ nhàng để tạo lực hút ổn định cho đến khi lấy được lượng máu theo yêu cầu. Tránh dịch chuyển bơm tiêm.
24Tiếp tục giữ bơm tiêm nguyên vị trí trong tĩnh mạch và tiếp tục lấy đủ lượng máu vào trong bơm tiêm theo yêu cầu.
25Tháo dây garô khi lấy đủ máu. Nếu máu chảy ra chậm, để dây garô tại chỗ lâu hơn (không quá 2 phút nếu có chỉ định), nhưng luôn luôn tháo dây garô trước khi rút kim ra.
26Đặt bông/gạc khô lên vị trí đâm kim và từ từ, nhẹ nhàng rút kim ra khỏi tĩnh mạch. Không đè lên vị trí đâm kim cho đến khi kim được rút ra khỏi hoàn toàn. Đậy nắp kim đã sử dụng bằng kỹ thuật xúc một tay/bật nắp bảo vệ kim (nếu có) và đặt trên khay sạch.
27Ấn nhẹ lên vị trí đâm kim khoảng 30s/đến khi máu ngừng chảy. Không xoa vị trí đâm kim.
28Hỗ trợ NB về tư thế thoải mái. Dặn dò NB những điều cần thiết. Cảm ơn NB.
29Tháo kim, bỏ vào thùng đựng vật sắc nhọn.
30Bơm máu vào ống đựng máu ngay lập tức, đúng thứ tự ống theo chỉ định xét nghiệm và đủ thể tích.
31Đậy kín nắp ống nghiệm: – Lắc đều nhẹ trong 30s nếu có chất chống đông. Cẩn thận để tránh tạo bọt. – Không lắc nếu không có chất chống đông.
32Đặt toàn bộ ống đựng máu vào trong túi vận chuyển mẫu xét nghiệm đến phòng xét nghiệm.
33Thu dọn dụng cụ, xử lý và loại bỏ theo quy định.
34Tháo găng tay. Tháo phương tiện phòng hộ nếu sử dụng. Vệ sinh tay.
35Ghi chép hồ sơ bệnh án sau khi thực hiện kỹ thuật.
36Chuyển bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm an toàn, đúng thời gian. Nếu không để chuyển ngay, hãy kiểm tra với NV phòng xét nghiệm/quy định xem có chống chỉ định làm lạnh hay không.
37Ký bàn giao mẫu đầy đủ.
Lấy máu tĩnh mạch tại phòng xét nghiệm
Lấy máu tĩnh mạch tại phòng xét nghiệm.

Quy trình lấy máu tĩnh mạch cho xét nghiệm có thể được tóm tắt như sau:

Chuẩn bị dụng cụ:

  • Bơm kim tiêm vô trùng.
  • Bông cồn (hoặc dung dịch sát trùng).
  • Găng tay y tế.
  • Băng garô.
  • Ống nghiệm để đựng mẫu máu.
  • Băng dính y tế hoặc bông gạc.

Chuẩn bị bệnh nhân:

  • Ghi nhãn ống nghiệm với thông tin bệnh nhân và ngày giờ lấy mẫu.
  • Giải thích cho bệnh nhân về quá trình lấy máu để họ hiểu và hợp tác.
  • Để bệnh nhân ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái.
  • Kiểm tra thông tin bệnh nhân và xác định tĩnh mạch cần lấy máu.

Thực hiện lấy máu:

  • Rửa tay và đeo găng tay y tế.
  • Buộc băng garô khoảng 7-10 cm trên vị trí định chích để làm tĩnh mạch nổi rõ hơn.
  • Yêu cầu bệnh nhân nắm chặt và thả lỏng nắm tay vài lần để tĩnh mạch phồng lên.
  • Sát trùng vùng da trên tĩnh mạch bằng bông cồn hoặc dung dịch sát trùng và để khô.
  • Chọn kim tiêm phù hợp và lắp vào bơm.
  • Giữ tĩnh mạch cố định và đâm kim vào tĩnh mạch theo góc 15-30 độ.
  • Rút nhẹ piston để hút máu vào bơm. Khi đã lấy đủ lượng máu cần thiết, tháo băng garô.
  • Rút kim ra và ngay lập tức áp bông gạc hoặc bông cồn lên vết chích để ngăn chảy máu.
  • Yêu cầu bệnh nhân giữ bông gạc tại chỗ và băng lại bằng băng dính y tế.

Sau khi lấy máu:

  • Chuyển máu từ bơm sang ống nghiệm đựng mẫu máu.
  • Tháo găng tay và rửa tay kỹ càng.
  • Bảo quản mẫu máu theo quy định và gửi đến phòng xét nghiệm.

Lưu ý:

  • Kiểm tra kim tiêm và bơm trước khi sử dụng để đảm bảo chúng còn nguyên vẹn và vô trùng.
  • Không sử dụng lại kim tiêm hoặc bơm đã qua sử dụng.
  • Luôn giữ vệ sinh tay trước và sau khi thực hiện quy trình.
  • Theo dõi phản ứng của bệnh nhân trong suốt quá trình lấy máu và xử lý kịp thời nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường.

Việc tuân thủ đúng kỹ thuật sẽ giúp đảm bảo an toàn cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế, đồng thời cung cấp kết quả xét nghiệm chính xác nhất.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Back to top button